Tại sao trẻ nhỏ cần vận động mỗi ngày?

(Dân trí) – Trẻ nhỏ cần hoạt động 1 tiếng mỗi ngày, đặc biệt là trẻ dưới 10 tuổi cần phải năng động để giúp tim mạch luôn khỏe mạnh.

 

 

Một nghiên cứu mở rộng tại Châu Âu mới đây cho thấy, trẻ dưới 10 tuổi cần hoạt động nhiều trong ngày để giữ tim mạch luôn khỏe mạnh. Đặc biệt, những bé hoạt động dưới 1 tiếng mỗi ngày có thể dễ mắc các bệnh tim mạch trong tương lai.

 

Tất cả trẻ em tham gia nghiên cứu này đều được kiểm tra thể lực bằng cách đo chiều cao, cân nặng và huyết áp. Ngoài ra, chúng còn được đeo một thiết bị nhỏ để đo sự năng động.

 

Kết quả cho thấy, trung bình cứ mỗi 120 trẻ từ 2-9 tuổi lại có 3 em (tương đương tỉ lệ 1/7) có biểu hiện xấu về sức khỏe trong tương lai. Những biểu hiện điển hình là huyết áp và lượng cholesterol cao hơn mức cho phép.

 

Trong số bé trai từ 2-6 tuổi, các bé vận động ít nhất có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần so với các bé vận động nhiều nhất. Thậm chí, sự khác biệt này còn rõ rệt hơn nhiều ở trẻ lớn. Những bé gái ít hoạt động có khả năng mắc bệnh tim mạch cao gấp 7 lần so với các bé gái hoạt động nhiều nhất. Còn các bé trai lười vận động có khả năng mắc bệnh cao gấp 6 lần.

 

Nghiên cứu này, do trường Đại học Zaragoza ở Tây Ban Nha thực hiện và đăng trên tạp chí y học BMC Medicine, kết luận rằng trẻ em từ 7-9 tuổi nên tập thể dục 20 phút mỗi ngày như chạy hoặc chơi đá bóng.

 

Tuy nhiên, trên thực tế nhiều bé không dễ gì đạt được mức vận động này. Trong một nghiên cứu gần đây của Trường Đại học Newcastle đối với trẻ từ 8 – 10 tuổi cho thấy, các bé gái tập thể dục trung bình 17 phút/ngày, còn các bé trai tập luyện ít hơn, nhiều nhất là 24 phút/ngày.

 

Tam Fry, thuộc Quỹ Tăng trưởng Trẻ em, cho biết cơ sở vật chất cũng rất quan trọng, cần phải có thêm nhiều công trình như công viên an toàn để trẻ có chỗ vui chơi khi tan học. Các nhà nghiên cứu đều chỉ ra rằng việc tập luyện để ngăn ngừa “dịch” bệnh béo phì là mấu chốt cải thiện sức khỏe của trẻ.

 

Qua kết quả trên, đội ngũ nghiên cứu kết luận rằng các bé gái cần vận động trung bình 1 tiếng mỗi ngày. Đối với bé trai, con số có thể biến đối theo độ tuổi, các bé dưới 6 tuối nên vận động hơn 1 tiếng mỗi ngày, từ 7 – 9 tuổi nên hoạt động 85 phút/ngày.

 

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), việc tập luyện 1 tiếng/ngày là điều thiết yếu với sức khỏe  mỗi người.

 

Nguyễn Thúy

Link gốc: http://dantri.com.vn/suc-khoe/tai-sao-tre-nho-can-van-dong-moi-ngay-761148.htm

Trẻ vận động nhiều sẽ thông minh

 

Những đứa trẻ vận động nhiều thường đạt được kết quả học tập cao hơn so với em không khỏe mạnh, bởi hoạt động thể chất đóng vai trò quan trọng trong thành tích học tập. 

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những bé hiếu động thường biểu hiện tốt hơn trẻ không tham gia vào các bài thể dục thường ngày hay môn thể thao có tổ chức.

 

Càng tham gia nhiều vào các môn thể thao, học sinh càng thể hiện tốt hơn trong những bài tập trên lớp. Những đứa trẻ ít vận động sẽ đứng trước nguy cơ kết quả học tập bị giảm sút. Nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm chuyên gia thuộc trường Đại học Wollongong đã chỉ ra rằng, 30-40 phút vận động mỗi ngày sẽ giúp phát triển nhận thức và khả năng học tập của trẻ em.

Báo cáo “Hệ thống hóa hướng dẫn hoạt động thể chất cho trẻ em và thanh niên” đã chỉ ra một mối liên hệ rõ ràng giữa việc tăng cường vận động và thành tích học tập. Tiến sĩ Stewart Vella, Đại học Wollongong cho biết: “Có sự phản ứng theo liều lượng giữa các hoạt động thể chất và sự phát triển nhận thức. Hoạt động càng nhiều càng tốt cho sự phát triển nhận thức. Lợi ích của việc rèn luyện thân thể là rất quan trọng và càng vận động nhiều thì học sinh càng có thể nâng cao được điểm số của mình”. 

Những nhà nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra rằng, hoạt động thể thao giúp tăng cường máu và oxy lên não, đồng thời cũng làm tăng nồng độ các chất norepineephrine và endorphins – những chất đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu stress.

Chính phủ Australia sẽ sử dụng 120 triệu USD trong năm nay để tăng cường sự tham gia của người dân vào các hoạt động thể thao nhằm chống lại nạn béo phì, tăng cường sức khỏe cũng như khả năng học tập của trẻ em. Khoảng 1/3 ngân sách đã được phân bổ để cung cấp cho trẻ em các hoạt động thể dục thể thao miễn phí lên tới 3 lần một tuần.

Hoạt động thể chất giúp trẻ khỏe mạnh hơn

Con cái luôn là niềm tự hào, tình yêu và mơ ước của cha mẹ. Những bà mẹ thời hiện đại xem con cái là vật quý vô giá và cả tham vọng cuộc đời của mình. Người mẹ trẻ ngày nay có đủ điều kiện để chăm sóc con cái tốt nhất có thể. Con cái được khen ngợi, được yêu thương và ngưỡng mộ cũng giống như bản thân người mẹ có thành tựu lớn lao. 

Phải chăng nuôi dạy trẻ thời nay dễ dàng hơn xưa?

Các bà mẹ hiện đại mơ tưởng đến một thế giới với những con đường an toàn, ở nơi đó, con cái họ có thể thỏa sức vận động một cách tự nhiên. Tuy nhiên, điều đó dường như thật xa vời vì khi tan học, trẻ em dành phần lớn thời gian cuối ngày vào các trò chơi điện tử và ăn các đồ ăn nhanh. Có đôi lúc các cha mẹ đứng bất lực, tự hỏi làm thế nào để chống lại những cảm giác và sự hài lòng tức thời. Sự ra đời của các loại thức ăn nhanh đã cạnh tranh thị phần với những bài thể dục và rau củ tươi. Đồ ăn nhanh được biết đến như một “cơn gió lạ” về phong cách ẩm thực. Nó nhanh chóng lan rộng và chinh phục người dân trên khắp thế giới, đặc biệt là trẻ em và thanh niên. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, đồ ăn nhanh thực sự là mối nguy hại đáng báo động với sức khỏe của trẻ em.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, đa phần sức khỏe của người Bắc Mỹ bị đe dọa vì lối sinh hoạt thiếu lành mạnh. Các dữ liệu mới nhất từ ​​Trung tâm thống kê y tế quốc gia cho thấy rằng 30% người Mỹ từ độ tuổi 20 trở lên – hơn 60 triệu người bị béo phì. Theo báo cáo của CDC tỷ lệ phần trăm của những người trẻ, những người thừa cân đã tăng hơn ba lần kể từ năm 1980.

Lý do nào khiến các bậc cha mẹ quan tâm tới vấn đề này dù con mình không béo phì?

Con bạn bình thường phải không? Bạn chỉ cần nuôi dạy con cái cho tốt?  Nhưng cuộc sống hiện đại làm cho con người trở nên sống vội vàng và gấp hơn hơn, không còn thời gian để vận động và luyện tập. Chúng ta cần nỗ lực phối hợp để tăng số giờ thể dục và khuyến khích các hoạt động thể chất cho chúng ta và con trẻ mỗi ngày. Tất cả các hoạt động thể chất đều có lợi. Những đứa trẻ năng động không chỉ luôn vui vẻ mà còn khỏe mạnh hơn. Trẻ em không chịu vận động có thể trở thành những người trưởng thành lười vận động.

Để bé yêu tràn đầy năng lượng dịp nghỉ hè

Những năm gần đây, các nhà giáo dục đã chỉ ra rằng những trẻ thường xuyên chơi thể thao rất năng động, tự tin và có xu hướng đạt thành tích cao trong học tập.

Vận động thể chất còn là một phương pháp giúp trẻ kiểm soát cảm xúc, dễ dàng kết bạn và khuyến khích các kỹ năng xã hội phát triển như: tự tin, hòa đồng và vui vẻ. Trí não và thể chất luôn là hai vấn đề được phát triển song hành cùng nhau, không bên nào đặt nặng bên nào. Chính vì vậy các hoạt động thể dục thể thao đáp ứng yêu cầu này rất cần thiết, nhất là trong các ngày nghỉ và đặc biệt là dịp hè.  
 
Cùng xem bé Bright School vận động như thế nào nhé:
 
Bóng rổ là môn các bé rất khoái
 
 
 
 
 
Múa cùng là một môn vận động
 
Vùng vẫy trong bể bơi Finding Nemo
 
Đến chiều lại tung tăng ở khu cắm trại
 
 

Bí quyết dạy trẻ ưa vận động

Image

 

Theo Tomson Nguyễn, giảng viên chuyên nghiên cứu về các phương pháp học tập đỉnh cao, từng tốt nghiệp MBA tại Stanford (Mỹ), có 3 loại tiếp thu cơ bản là nghe, đọc và vận động sẽ theo suốt cuộc đời chúng ta từ nhỏ đến khi trưởng thành. Thường cứ 10 em thì 3 em sẽ tiếp thu bằng kênh vận động. Các bé này thích sử dụng tay để học hoặc các bé nhớ thông tin bằng cách xem người khác làm, sau đó thử lại. Các bé này sẽ gặp khó khăn khi phải ngồi im trong lớp. Vậy cách tốt nhất để dạy là cho bé viết ra hoặc cho bé dùng tay sờ vào đồ vật.

Đôi khi chúng ta thường quan niệm sai lệch là những đứa trẻ này thích hoạt động hay chạy nhảy mà không biết lắng nghe. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ, các bậc phụ huynh sẽ giúp chúng học tốt hơn nếu như các em được sử dụng tay, hoạt động, vẽ tranh hay viết xuống.

2-1351751898_500x0.jpg

Đối với trẻ ưa vận động, bạn chỉ nên cho những bài học thật ngắn và luôn nghỉ giải lao giữa các phần và đúng vào phần bé hào hứng nhất. Vì như vậy, bé sẽ bắt nhịp được ngay khi tiếp tục trở lại. Ảnh chỉ có tính minh họa: Hoàng Hà.

Ngoài ra, sự phối hợp của phụ huynh hiệu quả nhất là khi cùng tham gia với con trong các hoạt động học tại nhà. “Đặc biệt với trẻ em ưa vận động, thầy cô, các bậc cha mẹ nên khuyến khích trẻ sẽ đem lại hiệu quả rất lớn lao”, Tomson chia sẻ.

Sau đây là một số hoạt động cho các em tiếp thu bằng kênh vận động, bạn có thể dạy trẻ bằng cách chỉ cho các em cách làm như thế nào.

Dạy toán:

Dạy cho trẻ phép chia khi bạn cắt một chiếc bánh và rồi yêu cầu các em gấp tờ giấy và học rất nhanh theo cách này. Khi dẫn trẻ đi mua sắm bạn có thể giải thích cho bé hoa quả và rau thường được bán theo cân và cho cháu đi chọn và tự cân. Hãy hỏi bé ước tính số quả bé chọn trọng lượng bao nhiêu và gợi ý cho trẻ tự thêm vào và bớt ra cho đủ số cân trẻ muốn mua.

Dạy đọc:

Bạn hãy dùng các tiêu đề sách báo hay các bộ chữ có đính nam châm để dạy đánh vần. Trẻ học theo kênh vận động sẽ nhớ từ khi tự tay bé làm hay vừa đọc vừa chỉ vào dòng chữ đó. Khi đọc chuyện, bạn hãy phân vai cho các cháu đóng một vai tích cực khi đó bạn có thể ghi âm cho cháu nghe lại hay đóng lại vai với các thành viên khác trong gia đình.

Nghỉ giải lao:

Bạn chỉ nên cho những bài học thật ngắn và luôn nghỉ giải lao giữa các phần. Những bé ưa vận động này cần nghỉ và chạy nhảy. Bạn nên cho bé nghỉ giải lao vào đúng phần bé hào hứng nhất và khi bắt đầu quay trở lại cháu lại bắt nhịp được ngay.

Học bằng chơi: Bạn có thể dạy thông qua các trò chơi đánh vần, lên bảng làm cô giáo, hay dùng các thẻ nhớ. Bạn có thể dùng máy tính để dạy ngôn ngữ và toán vì những đứa trẻ được dùng tay và chúng sẽ hứng thú học tập.

Dạy viết: Dùng các tiêu đề theo A,B,C để tạo ra từ, dùng các từ chính để tạo ra câu, sử dụng các câu để ghép lại thành đoạn văn. Thay vì cho các cháu đọc truyện tranh bạn hãy cắt những cụm từ ra khỏi tranh cho trẻ ghép vào cho đúng trật tự và điền chữ vào cho đúng văn cảnh. Hay cho trẻ bút lông và bột màu và cho trẻ viết những thông điệp trên đường đi.

Học thuộc lòng: Cho trẻ những thẻ có tranh, chữ (flashcard) hay thẻ trắng yêu cầu các em tự viết lên. Viết thông tin lên thẻ giúp học sinh nhớ rất dễ dàng.

Link gốc: http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/to-am/bi-quyet-day-tre-ua-van-dong-2271333.html

Nguyên tắc giáo dục thể chất cho trẻ mầm non

 

Giáo dục thể chất là một mắt xích quan trọng trong hệ thống giáo dục
mà mỗi con người đều cần đến ngay từ lứa tuổi mầm non. Chỉ khi có sức
khỏe tốt người ta mới có đủ khả năng để tham gia học tập và lao động sản
xuất. Với trẻ mầm non, giáo dục thể chất còn giúp trẻ phát triển đồng đều và
hoàn thiện các hệ cơ quan trong cơ thể, cũng như hoàn thiện nhận thức và
nhân cách. Để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ mầm
non, chúng ta nên lưu ý các nguyên tắc tiêu biểu cho hoạt động này.

1. Nguyên tắc tự giác và tích cực
Bởi giáo dục thể chất cho trẻ là một quá trình sư phạm, cho nên giáo
viên không những phải dạy cho trẻ biết bắt chước, mô phỏng, làm đúng
được các động tác vận động mà còn phải thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cho
trẻ những phẩm chất đạo đức, mà tiêu biểu trong đó là ý thức tự giác, tích
cực, khả năng chịu đựng và tập trung ý chí trong hoạt động thể dục thể thao.
Những giờ học giáo dục thể chất thường đòi hỏi trẻ phải vận động tích cực,
đôi khi điều đó quá dồn dập so với những hoạt động thường ngày của trẻ,
bên cạnh đó, cơ thể trẻ còn non nớt, khả năng tập trung kém, khiến trẻ khó
mà theo kịp được nội dung bài học. Nhiệm vụ của cô là phải thường xuyên
bồi dưỡng cho trẻ có thói quen lắng nghe những lời chỉ bảo trong quá trình
tập luyện, đồng thời cũng khuyến khích trẻ tự giác tích cực trong hoạt động.
Kèm theo đó cô cũng cần không ngừng cải tiến phương pháp dạy, lựa chọn
nội dung cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ, để trẻ có thể
theo kịp bài học một cách tự nhiên nhất.

 

2. Nguyên tắc trực quan
Trẻ mầm non có tư duy và nhận thức theo lối trực quan cảm tính, vì
vậy mọi hoạt động giảng dạy đối với lứa tuổi này đều cần phải sử dụng
những hình mẫu trực tiếp và hấp dẫn. Giáo viên cần hình thành cho trẻ
những thói quen vận động dựa trên cơ sở cảm giác một cách trực tiếp với
động tác. Có hai hình thức giảng dạy trực quan là làm mẫu trực tiếp cho trẻ
quan sát (trực quan trực tiếp) và dùng lời nói để mô tả động tác kèm với
phim, ảnh, mô hình cho trẻ hình dung ra cách tập (trực quan gián tiếp). Khi
giảng dạy giáo dục thể chất cho trẻ mầm non cô cần phải phối hợp vận dụng
cả hai loại trực quan trên, nhất là ở giai đoạn đầu khi mới học động tác vì ở
giai đoạn này, nguyên tắc trực quan là tiền đề để trẻ tập và làm quen với
động tác mới.

3. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, hệ thống và toàn diện
Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính, sức khỏe, trình
độ, khả năng tiếp thu của trẻ mầm non, giáo viên cần phải xây dựng bài tập
sao cho phù hợp, cân đối vận động giữa chân và tay, giữa cơ quan vận động
và cơ quan nội tạng, giữa các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo của cơ thể…
Việc giảng dạy giáo dục thể chất cần phải có hệ thống cụ thể và toàn diện
như vậy, và cần nâng dần độ khó của các bài tập để cơ thể trẻ quen dần với
vận động, các cơ quan và hệ thống trong cơ thể tăng dần khả năng thích ứng.
Trong khi đưa vào giảng dạy cũng cần lưu ý dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản
đến phức tạp, khối lượng vận động từ ít đến nhiều, và phải thường xuyên
luyện tập, thường xuyên theo dõi, cập nhật tình trạng phát triển của trẻ để
làm cơ sở xây dựng các hệ thống tập luyện về sau.

4. Nguyên tắc vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của người tập
Khi giảng dạy giáo dục thể chất, cần phải hiểu rõ đặc điểm cá nhân
của trẻ để từ đó xây dựng chương trình vận động, nội dung, phương pháp và
khối lượng vận động sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ. Nếu bài
dạy có nội dung quá đơn giản, khối lượng vận động quá ít sẽ khiến tác dụng
rèn luyện cơ thể không cao và cũng khiến cho người tập không hứng thú.
Ngược lại, nếu nội dung và lượng vận động quá cao có thể sẽ khiến người
tập sợ hãi và không tiếp thu được bài tập. Bên cạnh đó, trong một lớp học,
trình độ và sức khỏe của học sinh là không đồng đều, giáo viên ngoài việc
quan tâm đến sức khỏe chung của toàn lớp còn cần phải tìm cách hướng dẫn
riêng và giúp đỡ từng trẻ cá biệt trong lớp. Nguyên tắc này cần được thực
hiện dựa trên sự quan tâm và thấu hiếu đặc điểm cá nhân từng trẻ của giáo
viên.

5. Nguyên tắc củng cố và nâng cao
Nguyên tắc này rất cần thiết để đảm bảo và giữ vững kết quả của bài
tập trước và duy trì thói quen vận động đã tiếp thu được, đồng thời củng cố
sự bền vững cho những thói quen này trong cơ thể. Để vân dụng nguyên tắc
này trong giảng dạy giáo dục thể chất, giáo viên cần cho trể tập đi tập lại
động tác thật nhiều lần để trẻ hình thành phản xạ có điều kiện với động tác
đó. Nhờ việc củng cố những biểu tượng vận động này, trẻ sẽ có trong mình
những vận động cơ bản rất chắc chắn và có tính ứng dụng cao trong tương
lai.

6. Nguyên tắc đảm bảo an toàn trong luyện tập cho trẻ
Những rủi ro trong hoạt động thể thao thường đến từ việc lơ là trong
công tác an toàn, bao gồm việc kiểm tra dụng cụ, sân bãi, khởi động đúng
nguyên tắc… Vậy nên để tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc, có thể gây
ảnh hưởng xấu đến thể chất và tinh thần của trẻ, giáo viên cần phải nghiêm
túc chấp hành nguyên tắc đảm bảo an toàn trong luyện tập. Bên cạnh đó, cũng cần nắm rõ tình hình sức khỏe của trẻ thông qua hoạt động kiểm tra sức
khỏe định kỳ, qua đó xác định khối lượng bài tập cho phù hợp với mặt bằng
thể lực chung của cả lớp. Cần nhận biết sớm trẻ có khi trẻ có biểu hiện mệt
mỏi dể có hành động điều chỉnh kịp thời, phù hợp. Khi tập những động tác
khó, giáo viên cần phải là người trực tiếp bảo hiểm cho trẻ.

Trên đây là 6 nguyên tắc giảng dạy giáo dục thể chất cho trẻ mầm non.
Những nguyên tắc này cần được vận dụng đồng thời và nghiêm túc vì tất cả
đều có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển nói chung của trẻ.